Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

PHAT AM TIENG HOA

Phát âm tiếng Trung Quốc
By Nguyễn Đức Hùng
Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông www.seasfoundation.org


Tổng quan


Chữ Hán là chữ tượng hình, nghĩa là chữ viết biểu diễn nghĩa bằng hình, không giống như chữ viết tượng thanh theo các hệ chữ viết dùng chữ cái La Tinh. Khi phát âm, mỗi chữ Hán được phát một âm tiết (a syllable) và cũng giống như tiếng Việt một âm tiết trong tiếng Hán thường được ghép bởi một phụ âm và một nguyên âm và một phụ âm cuối. Lưu ý rằng cũng có những âm tiết chỉ có nguyên âm và phụ âm cuối hoặc chỉ có phụ âm đầu và nguyên âm, hoặc chỉ có nguyên âm.
Một đặc điểm của tiếng Hán là tồn tại rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa (nghĩa là các từ có cùng phát âm nhưng nghĩa khác nhau). Tiếng Hán-Việt dùng ở Việt Nam là tiếng Hán cổ (được cho rằng là tiếng Hán vào thời điểm Việt Nam thoát khỏi thời kỳ bắc thuộc, tức vào khoảng thế kỷ thứ 9-10) và được phiên âm theo lối phát âm của người Việt Nam và được Việt hóa qua nhiều thế kỷ nên có phát âm hoàn toàn khác với tiếng Hán hiện đại ở Trung Quốc. Có lẽ cũng vì do đặc điểm của tiếng Hán Việt có nhiều từ cùng âm khác nghĩa nên ở Việt Nam thường ám chỉ các cụ đồ am hiểu tiếng Hán là “thâm như nhà Nho” và có lối “chơi chữ Nho”, nghĩa là nói một chữ nhưng lại ngụ ý nhiều ý khác nhau!
Bài này khái quát một số chú ý về phát âm tiếng Trung Quốc để giúp cho những ai muốn học nghe và nói tiếng Trung Quốc có thể tự mình rèn luyện phát âm và luyện nghe. Còn những ai chỉ học đọc và viết tiếng Hán thì có thể bỏ qua. Bạn đọc quan tâm tới phát âm tiếng Trung Quốc có thể tham khảo các links cho ở dưới hoặc các tài liệu học tiếng Trung khác (ví dụ có bán trên mạng tại Vinabook www.vinabook.com).


1. Hệ thống phiên âm pīnyīn (拼 音 = bính âm) Bắc Kinh
Mỗi một chữ Hán được phát âm bằng một âm tiết. Để ghi âm chữ Hán người ta dùng hệ thống phiên âm. Có nhiều hệ thống phiên âm chữ Hán, hiện nay hệ thống phiên âm pīnyīn (拼 音 = bính âm) của Bắc Kinh được coi là tiêu chuẩn (1). Cách phiên âm pīnyīn dựa vào bảng chữ cái tiếng Anh và được phiên âm sang tiếng Trung như sau:






Hình 1 Bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm theo tiếng Trung Quốc


2. Thanh Điệu Tiếng Trung
Giống như tiếng Việt, tiếng Hán cũng có thanh điệu. Theo (1) tiếng Hán có 5 thanh điệu, ký hiệu là: – , / , v , , và .. Ví dụ: âm tiết ma (đọc như ma trong tiếng Việt) gắn thêm thanh điệu sẽ là: mā , má , mǎ , mà , mạ. Trong một số từ điển Hán ngữ và sách giáo khoa dạy Hán ngữ, vì lý do kỹ thuật, người ta thay thế 5 ký hiệu trên bằng các con số: ma1 (= mā ), ma2 (= má ), ma3 (= mǎ ), ma4 (= mà ), ma hay ma5 (= mạ ).


Ví dụ 1: Nghe phát âm ā, á, ǎ và à (xem thêm (2))


Ví dụ 2: (phồn thể (âm Hán Việt, nghĩa )- giản thể - phát âm theo tiếng Trung)


媽 (ma = mẹ) 妈 - mā : đọc như ma (ma quái) trong tiếng Việt.
麻 (ma = cây đay) 麻 - má : đọc như mả (mồ mả ) trong tiếng Việt.
馬 (mã = ngựa) 马 - mǎ : đọc như mạ (mạ non) trong tiếng Việt.
罵 (mạ = mắng) 骂 - mà : đọc như má (ba má, lúa má) trong tiếng Việt.
嗎 (ma = câu hỏi) 吗- mạ (= ma): đọc nhẹ như ma (ma quái) trong tiếng Việt. (Thanh này đọc nhẹ nên gọi là khinh thanh (轻声) 輕 聲 , thường thường được viết không dấu chấm, tức là viết ma thay vì mạ ).


So sánh:
Thanh – tương đương không dấu của tiếng Việt.
Thanh / tương đương dấu hỏi của tiếng Việt.
Thanh v tương đương dấu nặng của tiếng Việt.
Thanh tương đương dấu sắc của tiếng Việt.
Thanh • tương đương không dấu của tiếng Việt, đọc rất nhẹ.
Chú ý quan trọng: Dấu thanh điệu / và không tương ứng dấu sắc / và dấu huyền tiếng Việt. Xin đừng để chúng gây lẫn lộn.


Bạn đọc hãy thử click vào < ma >, để nghe lần lượt 5 âm tiết: ma (đánh vần «mơ - a - ma»), mā , má , mǎ , mà ; (khinh thanh được đọc trước).


Ví dụ 3:
dā hoặc da1 (ví dụ chữ 搭 đáp)
dá hoặc da2 (ví dụ chữ 答 đáp)
dǎ hoặc da3 (ví dụ chữ 打đả)
dà hoặc da4 (ví dụ chữ 大 đại)
dạ hoặc da
Luật biến đổi thanh điệu
(1) Hai thanh v kế nhau, thì thanh v trước biến thành /. Tức là v + v = / + v.


Ví dụ 4:


你好 - nǐ hǎo đọc là ní hǎo (chào anh/chị). 很好 - hěn hǎo đọc là hén hǎo (rất tốt/khoẻ).
永远 (phồn thể: 永遠) - yǒng yuǎn đọc là yóng yuǎn (vĩnh viễn)


(2) Ba thanh v kế nhau, thì hai thanh v trước biến thành /. Tức là v + v + v = / + / + v.


Ví dụ 5:


总理府 (phồn thể: 總理府): zǒng lǐ fǔ đọc là zóng lí fǔ (phủ thủ tướng). 展览馆 (phồn thể: 展覽館): zhǎn lǎn guǎn đọc là zhán lán guǎn (nhà triển lãm).


3. Phụ Âm Đầu (thanh mẫu 聲母)


Theo (1) hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 21 phụ âm đầu: b , p , m , f , d , t , n , l , g , k , h , j , q , x , zh , ch , sh , r , z , c , s. Xem chi tiết thêm ở đây.
4. Vần (vận mẫu 韻母)
Theo (1) Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 36 vần. Mỗi vần gồm: nguyên âm (+ phụ âm cuối). Nguyên âm (đơn hoặc kép) bắt buộc phải có; còn phụ âm cuối thì có thể có hoặc không.


36 vần trong hệ thống ngữ âm Trung Quốc là: -a, -o, -e, -er, -ai, -ei, -ao, -ou, -an, -en, -ang, -eng, -ong, -i, -ia, -iao, -ie, -iou, -ian, -in, -iang, -ing, -iong, -u, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, -uang, -ueng, -ü, -üe, -üan, -ün


Phụ âm đầu và vần kết hợp có chọn lọc, chứ không phải một phụ âm đầu này sẽ kết hợp với tất cả các vần hiện có. Thí dụ: phụ âm đầu b- không hề kết hợp với các vần: -e, -er, -ia, -iou, -iang, -iong, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, -uang, -ueng, -ü, -üe, -üan, -ün. Hay vần -ueng, chẳng kết hợp với phụ âm đầu nào cả, và nó luôn là âm tiết, được viết hẳn là weng. (w và y không phải là phụ âm; chúng được xem là bán nguyên âm). Vần -er cũng là một âm tiết độc lập, được viết hẳn là er.
Xem chi tiết thêm ở đây.


Phần luyện tập phát âm (xem ở đây, và vào các links trong "Một số links hữu ích").


oOo
Một số links hữu ích
1. Xem video clip phát âm tiếng Trung 汉语拼音字母表.
2. Download phần mềm học phát âm tiếng Trung ở đây.
3. Trang Học Tiếng Hoa
4. Luyện Phát Âm
oOo
Tài liệu tham khảo
(1) Lê Anh Minh. Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn.
(2) Chinese Tones.
(còn tiếp)
Đón đọc: Bài học chữ Hán 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét