Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

CACH DOC PINYIN

Dấu thanh


[sửa]Ký hiệu dấu thanh
Hệ thống ngữ âm tiếng Trung phổ thông có 4 thanh điệu cơ bản. Trong bính âm, các thanh điệu này được ký hiệu là:
1. Thanh thứ nhất: cũng gọi là "âm bình", là thanh cao, rất đều. Gần giống thanh "ngang" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "¯". Trong chú âm, thanh "ngang" lại không có ký hiệu.
2. Thanh thứ hai: cũng gọi là "dương bình", là thanh cao, đều, từ thấp lên cao. Gần giống thanh "hỏi" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "".
3. Thanh thứ ba: cũng gọi là "thượng thanh", là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao. Gần giống thanh "ngã" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "ˇ".
4. Thanh thứ tư: cũng gọi là "khứ thanh", là thanh từ cao xuống thấp. Ngắn và nặng hơn thanh "huyền", dài và nhẹ hơn thanh "nặng" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "ˋ".
5. Ngoài ra còn một thanh nữa, gọi là thanh "nhẹ" (軽声, khinh thanh). Thanh này chỉ dùng khi muốn làm nhẹ một âm phía trước. Trong bính âm, thanh nhẹ không có ký hiệu, nhưng trong chú âm thì nó được ký hiệu là 。(một dấu khuyên nhỏ).


--
CĂn bẢn phiên âm - pinyin - nguyên âm
NGUYÊN ÂM - VẦN


Chữ Hoa và chữ Việt đều là chữ đơn âm tiết (một chữ một âm, không nối âm như tiếng Anh hay tiếng Pháp), cũng giống như tiếng Việt, mỗi âm tiết đều có thể phân tích thành 3 thành phần ÂM : Phụ âm (có thể không có), nguyên âm và thanh. Vì vậy, ta có thể dùng tiếng Việt làm trung gian để phiên âm tiếng Hoa đàm thoại, kể cả những âm tiết rất “Trung Quốc” (chừng 20%), bằng những vần tương đương trong tiếng Việt - Nhưng tất cả đều được phát âm ở âm tầng cao hơn. Âm tầng tiếng Việt ở nốt do, rê; âm tầng tiếng Hoa ở nốt la, si.


Xin nhắc lại điểm quan trọng trong phát âm tiếng Hoa : “So với tiếng Việt, tiếng Hoa phát âm ở âm tầng cao hơn”.


Nguyên âm tiếng Hoa chia làm hai nhóm :


Nhóm 1 : (Nhóm âm không thật, không cố gắng dùng sức phát ra âm thanh)
..................i..........u..........ü
Còn viết :.....y..........w..........Yu


Nhóm 2 :
..........a..........o..........e..........-e
..........ai.........ei.........ao..........ou
..........an........en
..........ang......eng.......ong
..........er


Còn vần thì dùng nhóm thứ nhất đánh vần vào nhóm thứ 2. tức là có thứ tự cố định :
Nhóm 1 + nhóm 2
....................i..........u..........ü
..........a........ia........ua
..........o........io........uo
..........e
..........-e.......ie....................üe
..........ai..................uai
..........ei...............uei - ui
..........ao......iao
..........ou....iou - iu
..........an......ian......uan.......üan
..........en...ien-in....uen-un....üen - ün
..........ang...iang.......uang
..........eng...ieng-ing.. ueng
..........ong....iong
..........er


* Hàng và cột đầu tiên là nguyên âm (cũng gọi nguyên âm đơn).
* Còn trong bảng là nguyên âm kép (hay vần).
* Phần vần màu đỏ là cách viết tắt của vần ghép.




Nguyên âm thì có thể tự là một âm tiết. Cũng giống như tiếng Việt, chữ “hiểu” có phụ âm “h” vần “iêu” và thanh “(sắc)”. Thì vần “iêu” có thể tự thành một tiếng (âm tiết), viết “yêu” đọc “iêu”.




Khi vần tự thành âm tiết thì cách viết âm tiết trong sách có khác nhau một chút. Chủ yếu i viết thành y; u viết thành w, và ü viết thành yu.
Sau đây là cách viết âm tiết khi một vần tự thành âm tiết :
....................yi..........wu..........yu
..........a.........ya.........wa
..........o.........yo.........wo
..........e
..........-e........ye......................yue
..........ai....................wai
..........ei....................wei
..........ao........yao
..........ou........you
..........an........yan.......wan.......yuan
..........en........yin........wen........yun
..........ang.......yang....wang
..........eng.......ying.....weng
..........ong.......yong
..........er


Và cách phát âm hoàn toàn giống như một vần (như “yêu” phát âm giống vần “iêu” trong “hiểu”)




Sau đây là phần hướng dẫn cách đọc nhưng nguyên âm và vần trong hệ thống phiên âm Pinyin tiếng Hoa. Trong cột Pinyin là phiên âm tiếng Hoa hệ La Tinh chuẩn dùng trong sách học tiếng Hoa, so sánh với cột phiên âm quốc tế để giúp các bạn thuận tiện trong việc đối chiếu.




Pinyin ....Phiên âm quốc tế ......Cách đọc tham khảo
.................................................. ..........(theo tiếng Việt)
[i] ...........[i] ...........Đọc như vần ia trong chữ “dĩa”, âm a nhẹ hơn.
[u] ..........[u] ..........Đọc như vần ua trong chữ “vua”.
[ü] ..........[y] ..........Đọc như âm “duya”, phần vần “uya” đọc như uya trong chữ khuya.
[a] ..........[Ą] ..........Đọc như âm a.
[o] ..........[o] ..........Đọc như âm o.
[e] ..........[ɣ] ..........Đọc như ơ.
[e] ..........[ɛ] ..........Đọc như ê.
[ai] .........[ai] ..........Đọc như ai.
[ei] .........[ei] ..........Đọc như i trong “mi”.
[ao] ........[ɑu] .........Đọc như ao.
[ou] ........[ou] .........Đọc như u.
[an] ........[an] .........Đọc như an nhẹ.
[en] ........[ən] .........Đọc giữa vần ân và ơn.
[ang] ......[ɑŋ] ..........Đọc như vần ang trong chữ “sang”.
[eng] ......[əŋ] ..........Đọc như vần ưng trong “cưng”.
[er] .........[ɛr] ..........Đọc như ơ, phần cuối uốn lưỡi.
[ia] .........[ia] ..........Đọc nối di và a nhanh chóng thành một âm tiết
..............................(giữa âm da và gia, âm tầng cao).
[ie] .........[iɛ] ...........Đọc như e trong che.
[iao] ........[iɑu] .........Đọc giữa âm deo và dao. (ao nhiều hơn eo)
[you] .......................Đọc như du.
[iu] .........[iou] .........Đọc như iu trong từ “ô liu”.
[ian] ........[iæn] ........Đọc như “zen”
[ien] [in]....[in] ..........Đọc như vần in trong “sông nil”.
[iang] .......[iɑŋ] ..........Đọc như chữ giang, lưu ý khi ghép với phụ âm khác,
................................vẫn còn âm “gi” hay “di”.
[ing] ........[iŋ] ..........Đọc như vần ing trong “xinggapo”
[ua] ........[uɑ] ..........Đọc như vần oa trong “khoa”
[uo] ........[uo] ..........Đọc như vần oa trong “toa”, âm o nhiều hơn
[uai] ........[uai] .........Đọc như oai trong chữ “khoai”
[uei] [ui] ..[uei] ..........Đọc như uy
[uan] ......[uan] .........Đọc như vần oan trong “toan tính”
[uen] [un] ..[uən] .......Đọc như vuân
[uang] .......[uɑŋ] ........Đọc như vần oang trong “hoàng”
[ueng] .......[uəŋ] .......Đọc như “vưng”
[üe][ue] .....[yɛ] .........Đọc như uê trong “tinh nhuệ”
[üan] .........[yæn] .......Đọc như “doen”
[üen] [ün] ..[yn] .........Đọc như duyên
[ong] .........[uŋ] .........Đọc như ung
[iong] .........[yŋ] ........Đọc như dung






Nếu chỉ đọc qua trên giấy, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn nắm chắc cách phát âm này, nếu có cơ hội thì tìm bạn từng học tiếng Hoa đọc cho nghe vài lần thì sẽ quen dần với âm tiết “Trung quốc”.


Nếu chưa có bạn chỉ dẫn thì các bạn hãy cứ mạnh dạn tập đọc theo kiểu hướng dẫn bằng tiếng Việt (Nhớ đọc ở âm tầng cao). Mặc dù chưa điêu luyện, lưu loát, song người nghe chắc chắn hiểu được bạn đang nói gì.
Thân mến chúc các bạn thành công.
__________________
CÙNG TỬ TẦM CHÂU
___()___
Lần sửa cuối bởi nhaominh; 05-13-2009 lúc 09:28 AM
http://dichthuatvietnam.info/showthread.php?t=311

MAN GIAC

55
Mãn Giác, 1052-1096

春去百花落
春到 百花開
事逐眼前 過
老從 頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前 昨夜一枝梅

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng[1] đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai

Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Sự việc đưổi trước mắt
Già lão đến trên đầu
Chớ bảo xuân tàn hoa rơi hết
Trên sân đêm qua nở một nhánh mai

22.11.05

--
[1]
có bản viết là tòng

56
Trần Tung

出塵
曾爲物慾役勞軀
擺落塵囂世外遊
撒手那邊超佛祖
一回抖擻一回休

Xuất trần
Tằng vi vật dục dịch lao khu,
Bãi lạc trần hiêu thế ngoại dụ
Tán thủ ná biên siêu Phật tổ,
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu .


Ra khỏi bụi trần
Nhọc cho thân bởi sự tham lam,
Thoát cái lao xao chốn bụi trần.
Buông bỏ bờ này qua bến Phật,
Một lần phủi giũ ấy lần nhàn.

Thơ phỏng dịch cho vui
12.2.2006

HUYEN QUANG 3

5
Huyền Quang (1254 - 1334)


Thạch thất
Bán gian thạch thất hòa vân trụ
Nhất lĩnh thuế y kinh tuế hàn
Tăng tại thiền sàng kinh tại án
Lô tàn cốt đốt nhật tam can




石室
半閒石室和雲住
一嶺毳衣經歲寒
僧在禪牀經在案
爐殘榾柮日三杆


Dịch nghĩa:
Nhà trên vách núi
Nửa gian nhà núi ở trong mây
Trải qua mùa đông với một áọ lông
Thày chùa ở giường thiền, kinh ở trên bàn.
Bếp tàn hương nguội nhưng mặt trời lên cao ba sào.


Nhà trên vách núi
Nửa gian thạch thất lẫn mây hồng,
Trãi lạnh mùa đông chiếc áo lông
Sư ở sàng thiền kinh tại án
Bếp tàn hương* nguội sáng vần đông


Phỏng dịch thơ 26.9.2005
--
Bếp tàn hương nguội: nghĩa nhà Phật là đã hết tham sân si.


46


Huyền Quang


Ngọ Thụy
Vũ quá khê sơn tịnh,
Phong lâm nhất mộng lương .
Phản quang trần thế giới,
Khai nhãn túy mang mang .


午 睡
雨過溪山淨
楓林一夢涼
反光(?) 塵世介
開眼醉茫茫


Phỏng dịch nghĩa:


Giấc ngủ trưa
Tạnh mưa khe trong núi nước trong
Rừng phong mát mẽ sau giấc ngủ say (mộng).
Nhìn lại cõi trần này.
Khi bừng mắt tỉnh dậy thấy niềm say man mác.


Giấc trưa
Mưa tạnh trong khe núi nước trong,
Thả hồn giấc mộng mát rừng phong
Từng nhìn ngoảnh lại nơi trần thế,
Bừng mắt tỉnh mà man mác lòng.


phỏng dịch
28.8.2005


--


Huyền Quang, tác giả bài thơ Ngọ Thụy:


Tên đời là Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
- lên tu ở núi Yên Tử
- vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm,
- đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả .
- tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "


27.7.2005


Dịch thơ chữ Hán là 1 cái thú, qua đó biết được thêm ít chữ mới, trong khi dịch đôi khi phải hiệu đính cho chính xác bản „gốc“ tìm được, ngoài ra biết thêm các điển cố hay tên địa danh.


Thú nhất là càng ngày mình càng nhận ra nhiều chữ hơn trước, và chữ lạ sẽ vơi đi.


Cuối cùng cũng là dịp tìm hiểu các tác giả của thơ chữ Hán, dẫu đó là tác giả người việt hay là thơ Đường.

HUYEN QUANG 2

41


Huyền Quang:




Cúc hoa 5
Hoa tại trung đình nhân tại lâu,
Phần hương độc tọa tự vong ưu.
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh,
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầụ


菊花
花在中庭人在樓
焚香獨坐自忘憂
主人與物 渾無競
花向群芳出一頭


Hoa cúc (5)
Hoa ở giữa sân người trên lầu,
Thắp hương ngồi một mình quên nỗi lo buồn.
Chủ nhân với vật(hoa) hồn hậu không cạnh tranh,
Hoa cúc thì hạng nhất (nghĩa đen: hơn 1 cái đầu) so với các loài hoa cỏ thơm (khác).
phỏng dịch 25.10.2005


Hoa cúc 5
Cúc nở trong sân người ở lầu,
Hương thơm người thắp để quên sầu.
Người thiền tĩnh vật cùng yên nhỉ!
Sánh với trăm hoa cúc đứng đầu.
Phỏng dịch thơ
25.10.05


Chủ nhật 16.10.2005


42


Huyền Quang




Cúc Hoa 4
Niên niên hòa lộ hướng thu khai,
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài .
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai .


年年和露向秋開
月淡風光愜寸懷
堪笑不明花妙處
滿頭 隨到挿[1]歸來


Hoa cúc 4
Hàng năm hoa nở vào thu cùng với sương móc.
Trăng thanh trời quang đãng, thỏa thích tấc lòng
Ðáng cười ai không rõ sự huyền diệu của hoa,
Bất cứ tới đâu (thấy hoa) cắm đầy đầu mang về.




hướng thu : tạm dịch là vào thu.


Thứ sáu 14.10.2005


43


Huyền Quang


Thiền sư Huyền Quang (Lý Ðạo Tái)1254-1334


Cúc Hoa 1
Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính,
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia .
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp,
Cố viên tùy xứ thổ hoàng hoa .


菊花
松聲蔣詡先生逕
梅景西湖處士家
義氣不同難苟合
故園隨處吐黄花




Hoa cúc 1
Lối vào nhà tiên sinh Tường Hủ thông reo,
Cảnh hoa mai ở Hồ Tây , nhà của người ẩn sĩ.
Nghĩa khí không giống nhau thì chắc khó mà hợp.
Hoa vàng nở mọi nơi trong vườn cũ.

--
(Huyền Quang玄光 là nhà sư vửa là nhà thơ có tiếng đời Trần)

11.10.2005

TUE TRUNG THUONG SI

36

Tuệ Trung Thượng sĩ

Kiến giải

Kiến giải trình kiến giải,
Tự niết mục tác quái.
Niết mục tác quái liễu,
Minh minh thường tự tại.

見解
見解呈見解
自捏目作怪[1]
捏目作怪了
明明常自在


Giải thích rồi lại giải thích,
Tự dụi vào mắt mình một cách lạ lùng. (quái)
Dụi mắt làm quái xong,
Sự sáng tỏ lại về và ta tự tại.

Giải thích như tui hiểu:
Sự vật khách quan không dễ nhận biết vì ta có định kiến, u mê vân vân (như là tự ấn dụi vào chính mắt mình) nên nhìn không chính xác sự vật. Khi con mắt trỡ lại bình thường thì người ta sẽ sáng tỏ sự vật khách quan trỡ lại. Và sẽ an tâm tự tại.

Tạm dịch 6.11.2005


Thứ 6, 28.10.2005

37

Phật Giám Cần thiền sư: 1059-1117, đời Tống

Vạn lý trường không vũ tiêu thời,
Nhất luân minh nguyệt ánh thanh huỵ
Phù vân yểm đoạn thiên nhân mục,
Ðắc kiến Thường Nga diện giả hy .

萬里長空雨霄時
一輪明月映清輝
浮雲掩斷千人目
得見嫦娥面者稀

Dịch nghĩa:
Ngàn dặm dài trời mưa sương mù,
Một vầng trăng sáng có ánh sáng chiếu rực rỡ.
Mây bay che phủ làm nghìn mắt người không thấy được,
Ðược nhìn mặt nàng Hằng nga quả là điều hiếm vậy.

Phỏng dịch 28.10.2005

Thứ năm 27.10.2005

TUE TRUNG THUONG SI 1

32
Trần Tung


Ngẫu tác
Ðường trung đoan tọa tịch vô nghiên,
Nhàn khán Côn-Luân nhất lũ yên.
Tự thị quyện thời tâm tự tức,
Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền.


偶作
堂中端座寂無言
閑看崑崙一縷煙(烟)
自是倦時心自息
不關攝念不關禪


Ngẫu hứng


Ngồi ngay giữa nhà lặng yên không nóị
Nhàn nhã ngắm một làn khói bay lên trên núi Côn Luân.
Khi nào tự thấy mệt mỏi thì tâm tự nghỉ ngơi.
Không cầu niệm cũng không cầu thiền.


Giữa Tết Tây và Tết Ta
20.Jan.2006

HUYEN QUANG

23
Huyền Quang (1254 - 1334)


Ngọ Thụy
Vũ quá khê sơn tịnh,
Phong lâm nhất mộng lương .
Phản quan trần thế giới,
Khai nhãn túy mang mang .


午 睡
雨過溪山淨
楓林一夢涼
反觀塵世介
開眼醉茫茫


sửa lại 23.9.2005


Phỏng dịch nghĩa:


Giấc ngủ trưa
Tạnh mưa khe núi nước thì trong
Rừng phong mát mẽ sau giấc ngủ say (mộng).
Nhìn lại cõi trần này.
Khi bừng mắt tỉnh dậy thấy niềm say man mác.


Giấc trưa
Mưa tạnh trong khe núi nước trong,
Thả hồn giấc mộng mát rừng phong
Từng nhìn ngoảnh lại nơi trần thế,
Bừng mắt tỉnh mà man mác lòng.


phỏng dịch
28.8.2005


24
Huyền Quang


Thạch thất
Bán gian thạch thất hòa vân trụ
Nhất lĩnh thuế y kinh tuế hàn
Tăng tại thiền sàng kinh tại án
Lô tàn cốt đốt nhật tam can




石室
半閒石室和雲住
一嶺毳衣經歲寒
僧在禪牀經在案
爐殘榾柮日三杆


Dịch nghĩa:
Nhà trên vách núi
Nửa gian nhà núi ở trong mây
Trải qua mùa đông với một áọ lông
Thày chùa ở giường thiền, kinh ở trên bàn.
Bếp tàn hương nguội nhưng mặt trời lên cao ba sào.


Nhà trên vách núi
Nửa gian thạch thất ở trong mây,
Trãi một mùa đông chiếc áo lông
Sư ở sàng thiền kinh tại án
Bếp tàn hương nguội sáng vần đông


Version 2:
Không sát ý hơn nhưng hợp vần và vui hơn


Nhà trên vách núi
Nửa gian thạch thất lẫn mây hồng,
Trãi lạnh mùa đông chiếc áo lông
Sư ở sàng thiền kinh tại án
Bếp tàn hương nguội sáng vầng đông


Phỏng dịch thơ 26.9.2005




25
Huyền Quang


Phiếm Chu
Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang,
Sơn thanh, thủy lục hựu thu quang,
Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương


小艇乘風泛渺茫
山清水淥又秋光
數聲漁笛蘆花外
月落波心江滿霜


Tạm dịch nghĩa:
Thuyền con cỡi gió trôi (泛) lênh đênh nơi xa mù.
Non xanh nước biếc trong nắng mùa thu
Có tiếng sáo từ thuyền chài bay ra ngoài khóm hoa laụ
Trăng rơi giữa sóng (trên) mặt sông đầy sương .


Phỏng dịch thơ:


Thuyền con cỡi gió cõi xa mù,
Nước biếc non xanh với nắng thu
Tiếng sáo thuyền ngư cập bãi lau
Trăng rơi giữa sóng lớp sương giăng.


9.2005


26
Huyền Quang


Tảo thu
Dạ khí phán lương nhập họa bình.
Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh .
Trúc đường vong thích hương sơ tẫn.
Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh .




早秋
夜氣分涼入畫屛
蕭蕭庭樹報秋聲
竹堂忘適香初燼
一一叢枝網月明


Tạm dịch nghĩa:


Ðầu thu
Khí đêm tỏa mát vào bức mành
Tiếng lá rụng của cây trong sân báo tiếng thu
Trong gian nhà trúc quên bẳng hương mới tàn
Từng cành cây đều giăng đón ánh trăng.


Ðầu thu
Hơi đêm tỏa mát bừc tranh mành,
Xào xạc cây sân nhắc tiếng thu
Quên bẳng hương tàn, nhà trúc ngụ
Từng cành giăng bủa đón trăng vàng.


Tạm phỏng dịch 25.9.2005




27
Sư Giác Hải


示 疾


春 來 花 蝶 善 知 時
花 蝶 應 須 共 應 期
花 蝶 本 來 皆 是 幻
莫 須 花 蝶 向 心 持


Thị tật


Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ
Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì


Xuân tới hoa bướm khéo biết thời
Hoa (nở) bướm (bay) cũng theo thời hạn.
Hoa bướm hết thảy nguyên là ảo cả
Chớ nên bận lòng tới hoa và bướm.


phỏng dịch
22.8.2005
28


Trần Khâm


Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy .
Nhất song bạch hồ điệp ,
Phách phách sấn hoa phi


春曉
睡起啟窗扉
不知春己歸
一雙白蝴蝶
拍拍趁花飛


Xuân sớm
Ngủ dậy mở cánh cửa (sổ)
Không biết xuân đã về
Một đôi bươm bướm trắng,
Vổ cánh đưổi theo hoa bay


Dán hán tự và tạm dịch 21.8.2005

TUE TRUNG THUONG SI 3

12
Trần Tung


Ðằng thử vô đoan tiệm tiệm xâm,
Quy lai chung lão ký sơn lâm.
Sài môn mao ốc cư tiêu sái,
Vô thị vô phi tự tại tâm.


藤鼠無端漸漸侵
歸來終老寄山林
柴門茅屋居蕭灑
無是無非自在心


Dây leo và chuột không nguyên do dần dần tiến đến,[1]
Về gởi thân ở núi rừng cho đến hết tuổi già.
Ở thảnh thơi ở nhà tranh có cửa bằng cỏ,
Không "phải" không "trái", sống tự nhiên từ tâm mình.


Siêng phỏng dịch 3.11.2005

TRAN NHAN TONG

08
Trần Khâm (tức vua Trần nhân Tông)


Nguyệt
Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư .
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ .



半窗燈影滿牀書
露滴秋庭夜氣虛
睡起砧聲無覔處
木樨花上月來初


Tạm dịch:
Trăng
Nửa cửa sổ bóng đèn soi giá đầy sách.
Khí trời đêm loãng (và) dáng những giọt sương thu trong sân.
Ngủ dậy nghe tiếng chày không biết từ đâu
Trên cây hoa quế trăng mới mọc.


--
Trần Khâm 陳昑 tức là vua Trần nhân Tông 陳仁宗 (sinh: 1258; mất: 1308).


09
Trần Khâm


Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy .
Nhất song bạch hồ điệp ,
Phách phách sấn hoa phi


春曉
睡起啟窗扉
不知春己歸
一雙白蝴蝶
拍拍趁花飛


Xuân sớm
Ngủ dậy mở cánh cửa (sổ)
Không biết xuân đã về
Một đôi bươm bướm trắng,
Vổ cánh đưổi theo hoa bay


Dán hán tự và tạm dịch 21.8.2005

KHONG LO

1
Không Lộ Thiền Sư


言懷
擇得龍蛇地可居
野情終日樂無餘
有時直上孤峰頂
長嘯一聲寒太虛


Ngôn hoài
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư


Tiếng lòng
Chọn được đất rồng (rắn) để ở,
Tình quê hết ngày vui không thừa.
Có khi lên thẳng đỉnh núi trơ trọi,
Huýt dài một tiếng làm lạnh khoảng trời không
phỏng dịch

MUC LUC TAP THO

Lời giới thiệu về trang này:
Sau đây là 66 bài thơ chữ Hán của nhiều tác giả, gồm có bản phỏng dịch thơ, do tôi thử dịch cho vui.


Xin hân hạnh mời các bạn thưởng thức.


Sẽ được cập nhật thường xuyên.


Nguiễn Siêng






A. Muc lục


Phần 1: Thơ chữ hán


01


Không Lộ Thiền Sư


Ngôn hoài




02 + 03
Trần Mạnh (tức là vua Trần Minh Tông (1300-1357))
Dạ Vũ


04
Mộ xuân tức sự


05
TRẦN BÍCH SAN
QUÁ HẢI VÂN QUAN


06
Mạc Ðĩnh Chi
Vãn cảnh


07
Trương Hán Siêu
Cúc hoa vịnh


08
Trần Khâm (tức vua Trần nhân Tông)
Nguyệt


09
Trần Khâm
Xuân hiểu


10
Cao bá Quát:
Bạc vãn túy qui


11
Liễu tông Nguyên
Giang tuyết
cá trên sông lạnh đầy tuyết.


12
Trần Tung
Ðằng thử vô đoan tiệm tiệm xâm,


13
Trương Hỗ
Đề kim lăng độ


14
Vô danh
Tạp thi


15
Lý thương Ẩn
Vô đề kỳ tứ


16
Lý bạch
Tặng Uông Luân


17
Hàn Ốc
Dĩ lương


18
Siêng
Vô đề


18 bis
Siêng/Toàn


19
Lý Bạch
Hạ Giang-Lăng


20
Hàn Hồng
Hàn thực


21
Vương xương Linh
Phù dung lâu tống Tân tiệm


22
Vương Xương Linh
Xuân cung khúc


23
Huyền Quang (1254 - 1334)
Ngọ Thụy


24
Huyền Quang
Thạch thất


25
Huyền Quang
Phiếm Chu


26
Huyền Quang
Tảo thu


27
Sư Giác Hải
Thị tật


28
Trần Khâm
Xuân hiểu


29
Vương Duy


Mạc dĩ kim thời sủng ,


30
Đỗ-Phủ
Khách Chí


31
Đầu năm khai bút:
Siêng


32
Trần Tung
Ngẫu tác


33
Thôi Hiệu
Xuân, hạ, thu, đông


34
Chu An
Giang Ðình Tác
Sáng tác ở trạm bên sông


35
Sieng
Paris


36
Tuệ Trung Thượng sĩ
Kiến giải


37
Phật Giám Cần thiền sư: 1059-1117, đời Tống
Vạn lý trường không vũ tiêu thời,


38
Sầm Tham
Thích trung tác


39
Thơ Cao Thích
Biệt Đổng đại


40
Cao Thích 高適
Đông-bình lộ tác


41
Huyền Quang:
Cúc hoa 5


42
Huyền Quang
Cúc Hoa 4


43
Huyền Quang
Cúc Hoa 1


44
Chu khánh Dư
Cận thí thướng Trương thủy bộ


45
Thơ Huyền Quang (1254 - 1334)
Thạch thất


46
Huyền Quang
Ngọ Thụy


47
Nguyễn Trãi
Mộ xuân tức sự


48
Trương Kế
Phong kiều dạ bạc


49
Trần Mạnh (tức là vua Trần Minh Tôn (1300-1357))
Dạ Vũ


50
Lý thương Ẩn
Long trì


51
Hàn Ốc
Dĩ lương


52
Hàn Hồng
Hàn thực




53


Vương xương Linh
Xuân cung khúc




54


Hạ tri Chương


Hồi hương ngẫu thư
55
Mãn Giác, 1052-1096
Nhất chi mai
56
Trần Tung


Xuất trần


57
Vương Duy


Tạp thi


58
Nguyển Du
Ký hữu
59
Phạm Qúy Thích
Thư Hoài
60
Lưu trường Khanh
61
Thôi Hiệu
62
Mạnh hạo Nhiên
63
Phạm Qúy Thích


Thu vãn


64
Phạm Qúy Thích


Chu trung độc tọa


65
Phạm Qúy Thich.
Tọa NguyệtCảm Hoài


--


Phần 2: Vài bài thơ tản mạn
1.
Em đi
2.
Cúp điện
3.
Hình cũ
4.
Quán Cà phê
5.
Trường Nam Xứ Quảng đã xa rồi,


6
Hết vui

VE VIEC HOC CHU HAN

Tự Học Chữ Hán
Lưu Khôn
Phụ khảo Ðại Học Văn Khoa
Giảng Viên Ðại Học Sư Phạm
SAIGON








Thay lời tựa
Ðây là tập đầu tiên trong bộ sách Hán học mà chúng tôi xin cống hiến cho các bạn học sinh và cho tất cả quí vị nào muốn có một số vốn căn bản về chữ Nho.
Phương pháp của chúng tôi – cũng là phương pháp được áp dụng trong bộ Tân Quốc Văn mà chúng tôi dùng làm tài liệu ở đây – là phương pháp tiệm tiến, đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, từ những chữ đã biết đến những chữ chưa biết – cũng là phương pháp ôn tập, nhằm luôn luôn nhắc đi nhắc lại những chữ đã học qua, giúp cho các bạn có dịp trông đến luôn và như thế sẽ ghi sâu vào ký ức.
Và trên hết – đó là phương pháp phân tích, rất cần thiết đối với thế hệ mới đã từng thấm nhuần tinh thần phân tích khoa học, luôn luôn khát khao tìm cái lý của sự vật. Dĩ nhiên, vì đây là tập đầu tiên, nên chúng tôi cũng không dám quá đi sâu vào trong phần phân tích tự dạng, vì e rằng như thế bài học sẽ trở nên rườm rà, tối tăm. Ðể bù lại, chúng tôi xin cố gắng giúp bạn hiểu rõ được vị trí và nắm vững được cách dùng của từng chữ trong câu.
Trong tinh thần ấy, mỗi bài học được chia làm ba phần:
1. Học tiếng (gồm âm, bộ, nghĩa).
2. Ghép chữ, làm câu.
3. Nhận định về văn phạm.
Cũng trong tập sách này, ngoài phần văn xuôi, chúng tôi cũng có chọn thêm một số thi phẩm – ngũ ngôn có, thất ngôn có, nhưng không dài lắm – để các bạn có dịp ngâm nga thưởng thức, đồng thời kiểm lại những chữ đã học qua.
Chúng tôi ước mong rằng, với tập sách này và những tập sách khác sẽ lần lượt được xuất bản, chúng tôi có thể giúp ích các bạn phần nào trong việc học nói trên.


Sài-gòn, ngày 22 tháng 3 năm 1965
Soạn giả
Đính kèm (1)